Saturday, September 11, 2021

THIẾU MÁU CỤC BỘ CHI CẤP TÍNH (ALI)

Thiếu máu cục bộ chi cấp tính là tình trạng giảm tưới máu chi đột ngột đe dọa tới khả năng sống còn của chi. Sự giảm tưới máu đột ngột này thường do cục máu đông gây ra. Cục máu đông này có thể từ tim hoặc mạch máu lớn di chuyển xuống phía dưới mạch máu đoạn xa gây ra sự tắc nghẽn do đi vào mạch máu có khẩu kính nhỏ dần (gọi là THUYÊN TẮC (EMBOLIC)) HOẶC mảng xơ vữa tại chỗ bong tróc dẫn tới hình thành huyết khối in situ (cơ chế HUYẾT KHỐI (THROMBOSIS). Ngoài ra, còn có một số cơ chế khác như hình thành huyết khối ở mạch máu native do tăng đông, chấn thương, viêm mạch, hình thành huyết khối ở stent graft... 

Sự khác biệt về cơ chế giữa embolic và thrombosis dẫn tới biểu hiện lâm sàng của 2 trường hợp cũng khác nhau. Embolic xảy ra trên những bệnh nhân chưa có tuần hoàn bàng hệ trước đó nên biểu hiện thiếu máu cục bộ chi sẽ diễn tiến nhanh, đột ngột và rậm rộ hơn. Đối với thrombosis thì ngược lại.

Biểu hiện lâm sàng của ALI gói gọn trong 6 từ P: pain, pallor, paralysis, pulselessness, paresthesias, poikilothermia Nếu bệnh nhân có các symtoms và signs nghi ngờ ALI thì sẽ khởi trị ngay kháng đông với heparin không phân đoạn bolus sau đó truyền liên tục. Liều dùng: bolus 80 - 150 UI/kg sau đó truyền liên tục 18 UI/kg/h và điều chỉnh theo protocol để đạt mục tiêu aPTT gấp 2-2.5 lần baseline.

Kháng đông chỉ giúp ngăn cản sự lan tràn của huyết khối chứ không tiêu hủy cục huyết khối. Không dùng tiêu sợi huyết đường toàn thân. Aspirin should also be administered. Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác như giảm đau, bù dịch nếu có thiếu dịch 

Sau khi nghi ngờ và khởi trị kháng đông, chúng ta sẽ tiến hành phân loại mức độ nặng của bệnh để định hướng chiến lược can thiệp Chúng ta sẽ sử dụng hệ thống phân loại Rutherford. Có 3 mức độ là loại I, IIa và IIb, III. Có rối loạn chức nặng vận động (muscle weakness) là từ IIb trở lên. Loại I không có rối loạn cảm giác và vận động. Loại IIa có rối loạn cảm giác. Loại III là mức độ nặng nề nhất. Nếu bệnh nhân rơi vào loại I và IIa thì chúng ta sử dụng imaging (siêu âm doppler, CTA) để xác định tổn thương và hoại chẩn ngoại mạch máu chọn lựa chiến lược can thiệp (nội mạch hay phẫu thuật). Loại IIb chỉ chụp hình ảnh nếu quá trình không làm delay tái thông cấp cứu. Loại III thì chỉ có đoạn chi. 

Long term management và biến chứng (viết sau)

No comments:

Post a Comment