Đau ngực có nhiều nguyên nhân khác nhau (bảng)
Từ các nguyên nhân đau ngực này ta quy thành các kiểu (type) đau ngực sau:
Trong đó ta quan tâm đến type đau ngực mà liên quan đến thuật ngữ angina. Đó là đau ngực kiểu thiếu máu cục bộ (ischemic - type pain)
Angina được hiểu như thế nào?
Angina is symtomatic manifestation of myocardial ischemia (tạm dịch: cơn đau thắt ngực là biểu hiện triệu chứng cơ năng của tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim)
Tức là, khi cơ tim bị thiếu máu cục bộ sẽ biểu hiện ra bên ngoài là đau ngực kiểu thiếu máu cục bộ (cơn đau thắt ngực)
Vậy đau ngực kiểu thiếu máu cục bộ (cơn đau thắt ngực) có đặc điểm gì, xảy ra khi nào và nguyên nhân là gì?
Về đặc điểm:
Mình sẽ nói ý nghĩa thật sự của các thuật ngữ này là gì?
Nhưng trước tiên mình sẽ nhắc lại tiêu chuẩn của các thuật ngữ này
Ý nghĩa là gì?
Đó là nếu qua quá trình hỏi bệnh sử chúng ta xác định đây là cơn đau thắt ngực điển hình thông qua tiêu chuẩn trên thì chúng ta kết luận rằng đau ngực này đúng là do một tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra (definite). Nếu là cơn đau thắt ngực không điển hình thì chúng ta chỉ nghĩ có thể (probable) là do thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra.
Đó là tất cả ý nghĩa của 2 thuật ngữ này. Chúng ta không diễn giải gì thêm. Nếu chúng ta diễn giải bệnh nhân có cơn đau thắt ngực điển hình từ đó suy ra bệnh nhân bị bệnh mạch vành do mảng xơ vữa là không có đúng thật sự bản chất vấn đề. Lý do vì sao chưa đúng mình sẽ chứng minh ngay sau đây.
Chúng ta có thể thấy bệnh nhân nam, > 80 tuổi có cơn đau thắt ngực điển hình thì xác suất bị bệnh động mạch vành (CAD) là 93%. Đây là xác suất lớn nhất trong bảng, không hề có xác suất 100% ở trong bảng này.
Đau ngực kiểu thiếu máu cục bộ (cơn đau thắt ngực) xảy ra khi nào và nguyên nhân là gì?
Cơn đau thắt ngực xảy ra khi có sự mất cân bằng cung cầu oxy.
Khi có sự mất cân bằng cung cầu oxy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và biểu hiện ra bên ngoài là triệu chứng cơ năng cơn đau thắt ngực
Vậy suy ra những nguyên nhân nào làm mất cân bằng cung cầu oxy thì sẽ có biểu hiện cơn đau thắt ngực
Những nguyên nhân đó là:
- Bệnh mạch vành có thể là hẹp bởi mảng xơ vữa (thường gặp nhất), do co thắt mạch vành...
- Không phải do động mạch vành: thiếu máu (giảm cung), bệnh cơ tim phì đại (khối cơ tăng lên, khi gắng sức thêm nữa thì đáp ứng chưa kịp sẽ dẫn đến thiếu máu cục bộ nhưng mạch vành thì hoàn toàn bình thường)
Lúc đầu, trong quá trình tìm hiểu cơn đau thắt ngực có đặc điểm là xảy ra khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi, mình nghĩ chỉ có thể là do một tình trạng hẹp cố định lòng mạch vành bởi mảng xơ vữa gây ra. Nhưng đó là hoàn toàn sai.
Mình xin tóm tắt vấn đề bởi đoạn văn sau:
Tạm dịch:
Cơn đau thắt ngực là một triệu chứng cơ năng được tạo nên bởi một tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim thoáng qua và nó là một triệu chứng lâm sàng chứ không phải là bệnh (bệnh là phải có triệu chứng + nguyên nhân). Nó xảy ra khi có sự mất cân bằng cung cầu oxy. Hẹp lòng động mạch do mảng xơ vữa là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra triệu chứng này. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý tim khác như bệnh lý van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại
Tiếp cận:
Khi gặp một bệnh nhân than là đau ngực thì chúng ta phải khai thác đủ 7 tính chất đau ngực.
Sau đó ta xác định đây là cơn đau thắt ngực điển hình dựa vào tiêu chuẩn. Nghĩa là bệnh nhân có tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra triệu chứng này.
Dựa vào bảng xác suất ta nghĩ nhiều tình trạng thiếu máu cục bộ này là do một bệnh lý ở động mạch vành
Dựa vào các yếu tố nguy cơ hình thành mảng xơ vữa như tăng lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá...và là tần suất thường gặp nhất nên ta nghĩ bệnh lý ở động mạch vành là do mảng xơ vữa gây ra (bệnh động mạch vành do mảng xơ vữa- cái đích cuối cùng ta nhắm đến)
Khi đã xác định đây là bệnh mạch vành do mảng xơ vữa thì chúng ta sẽ đi đến xác định là bệnh lý đau thắt ngực ổn định hay đau thắt ngực không ổn định
Nhân tiện mình nói đến cách dùng từ
cơn đau thắt ngực (angina) là triệu chứng
đau thắt ngực ổn định hoặc đau thắt ngực không ổn định là bệnh lý vì nó có nguyên nhân.
Phân biệt đau thắt ngực ổn định và không ổn định
cơ chế
(mai mình viết thêm phần này)
Cảm ơn tính
ReplyDelete