Thursday, January 11, 2018

Bài 7: LIỆU PHÁP INSULIN

Đáp ứng sinh lý bình thường của insulin:

  • Bình thường dù có ăn vào hay không thì vẫn có một lượng insulin cố định được tiết ra, người ta gọi đó là insulin nền (basal insulin).
  • Ngay sau khi ăn, nồng độ insulin sẽ tăng cao để đáp ứng với nồng độ đường trong máu tăng cao (bolus insulin). Nồng độ đạt đỉnh sau 1-2h sau ăn.
Kết quả hình ảnh cho basal bolus insulin

Vì vậy, các nhà dược phẩm chế tạo ra các loại insulin nhái theo đáp ứng sinh lý này và kết hợp với nhau thành các phác đồ.


Có 3 phác đồ có thể xảy ra là:
  • Phác đồ basal
  • Phác đồ basal-bolus
  • Phác đồ bolus
Vì không có phác đồ bolus nên ta chỉ còn 2 phác đồ là basalbasal bolus.

Điều này có ý nghĩa gì?

Khi bạn có quyết định dùng insulin để điều trị thì bạn sẽ chọn hoặc basal hoặc basal bolus. Và bạn đã đúng 50% rồi đấy.

Để gia tăng xác suất thành công cho quyết định của bạn thì bạn nên biết khi nào thì dùng phác đồ basal? Khi nào dùng phác đồ basal bolus?
  • Bạn dùng basal với các thuốc hạ đường huyết khác như trong step 2, 3 của ADA. 
  • Bạn dùng phác đồ basal bolus khi gặp một trường hợp đường huyết cao đến rất cao hay ở step 4 trong ADA (bệnh nhân đang đi đến diễn tiến cuối của bệnh ĐTĐ type 2)
Trước khi đi đến các thành phần insulin trong 2 phác đồ trên, mình sẽ nói sơ qua các loại insulin.

Có 2 loại insulin: insulin người (human insulin) và insulin analog (chất tương tự insulin)

Insulin người (human insulin): 
- là insulin được chế tạo trong labo có cấu trúc giống như insulin người, có thể gắn thêm gốc hóa học nào đó để thay đổi dược động học. 
- gồm:
  • insulin tác dụng ngắn (short-acting insulin): đóng vai trò là bolus
  • insulin tác dụng trung bình (intermediate-acting insulin): đóng vai trò là basal
Insulin analog (chất tương tự insulin):
- là insulin đã bị biến đổi một vài thành phần acid amin
- gồm:
  • insulin tác dụng nhanh (rapid-acting insulin): đóng vai trò là bolus
  • insulin tác dụng dài (long-acting insulin): đóng vai trò là basal

Nếu nhìn vào các thông số onset, peak, duration thì chúng ta thấy rằng đáp ứng của insulin analog gần giống với insulin sinh lý nên phác đồ basal bolus mà dùng những loại insulin analog sẽ có những tính ưu việt hơn so với phác đồ basal bolus dùng human insulin. Bạn sẽ thấy điều này được nói đến ở những đoạn tiếp theo.

Bây giờ mình sẽ đi vào chi tiết hơn 2 phác đồ đã nêu.

Phác đồ basal:
  • Phác đồ này chỉ dùng một loại insulin nền (basal insulin). Theo như bảng trên thì ta có thể dùng insulin tác dụng trung bình là NPH hoặc insulin tác dụng dài Levemir hoặc Lantus. 
  • Phác đồ này kết hợp được với những thuốc hạ đường huyết nào, mình sẽ nói ở bên dưới

Phác đồ basal bolus:
- Phác đồ này gồm 2 phác đồ là: Mixtard MDI
  • Mixtard là hỗn hợp trộn sẵn 2 loại insulin người: insulin regular (insulin tác dụng ngắn đóng vai trò bolus) và NPH (insulin tác dụng trung gian đóng vai trò là basal). Phác đồ này còn gọi là phác đồ 2 mũi 1 ngày
  • MDI (multiple dose insulin) đây là phác đồ nhiều mũi gồm một mũi insulin tác dụng dụng dài (vd: levemir) đóng vai trò basal lúc 22h và các mũi insulin tác dụng nhanh (vd aspart) đóng vai trò bolus trước bữa ăn sáng (6h) trưa (11h) tối (18h)

Phác đồ mixtard thì chỉ cần 2 mũi một ngày nên tiện lợi hơn, chi phí thấp hơn so với MDI. Nhưng nếu bạn gặp một trường hợp đường huyết rất cao, bệnh nhân có khả năng chi trả thì bạn nên chọn phác đồ MDI

Phân tích cụ thể 2 phác đồ này cũng như ưu nhược điểm của chúng, các bạn có thể xem ở video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=2faoAfqH6iA&index=3&list=PL Q_BImgAtyicT94VptjfmekFbL1mfyKZ

Chúng ta có thể quy 3 phác đồ basal, mixtard, MDI thành các phác đồ 1 mũi, 2 mũi, 3 mũi. Bạn hãy tham khảo link sau và hãy nghiền ngẫm các sơ đồ người ta đưa ra cho mỗi phác đồ
https://www.slideshare.net/duykhuetv1/chuyn-insulin
-----------------------------------------------
Câu hỏi: 
Phác đồ basal và basal bolus có thể kết hợp được với những thuốc hạ đường huyết nào?

Trả lời:
Trước khi trả lời câu hỏi này, mình sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin sau:
insulin nền (basal insulin) chỉ làm giảm đường huyết trước ăn (đói) nên nếu HbA1c chưa kiểm soát được thì nguyên nhân là do đường huyết sau ăn còn cao (chưa kiểm soát)

Các thuốc có thể kết hợp với phác đồ basal:
Vì basal insulin chỉ làm giảm đường huyết trước ăn (đói) nên ta cần kết hợp các thuốc tăng tiết insulin sau bữa ăn (no) là: SU, GLP-1, DPP-4i, SGLT-2 (thuốc này làm giảm đường huyết tuy không theo 2 cơ chế tăng tiết insulin và giảm đề kháng nhưng vẫn kết hợp được)

Các thuốc có thể kết hợp với phác đồ basal bolus:
Vì phác đồ này đã đầy đủ insulin nền và insulin trước bữa ăn nên chúng ta không cần kết hợp với những thuốc tăng tiết insulin (SU, GLP-1, DPP-4i). Chúng ta có thể kết hợp nhóm thuốc giảm tính đề kháng là Metformin, TZD và SGLT-2 (thuốc có cơ chế hạ đường huyết khác). Nhưng giữa Metfor và TZD ta dùng Met vì TZD yếu và có những biến chứng nguy hiểm. Tóm lại phác đồ này có thể kết hợp với Metformin và SGLT-2

No comments:

Post a Comment