Nghiệm pháp
Weber và Rinne thuộc trong đo sức nghe đơn giản
Đo sức nghe
đơn giản là đo sức nghe không đòi hỏi phương tiện máy móc, phòng cách âm, kỹ
thuật viên mà do chính thầy thuốc thực hiện ngay tại phòng khám
Đo sức nghe
đơn giản giúp đánh giá định tính, định hướng nhanh về sức nghe, nghe kém và THỂ
LOẠI NGHE KÉM.
Đo sức nghe
(ĐSN) đơn giản gồm: ĐSN đơn giản bằng tiếng nói và bằng âm thoa
Đo sức nghe
bằng âm thoa có nhiều nghiệm pháp (test) được dùng hiện nay NHƯNG nghiệm pháp
Weber và Rinne thường được dùng nhất
Nhiều lúc các
bạn sẽ thấy rối trong việc phân tích 2 nghiệm pháp trên. Bài viết này sẽ giúp
gỡ rối cho các bạn
NP Weber và
Rinne giúp chúng ta định hướng nhanh được thể loại nghe kém: nghe kém dẫn
truyền (conductive hearing loss) hay nghe kém tiếp nhận (sensorineural hearing
loss)
Nghe kém dẫn
truyền: tổn thương ở tai ngoài hoặc tai giữa
Nghe kém tiếp
nhận: tổn thương ở ốc tai, dây VIII hoặc não
2 NP này lợi
dụng sự khác biệt giữa dẫn truyền đường khí và đường xương để phân biệt 2 dạng
nghe kém trên
Dẫn truyền
đường khí: sóng âm dẫn truyền qua tai ngoài, tai giữa để đến tai trong
Dẫn truyền
đường xương: sóng âm dẫn truyền qua xương sọ để đến tai trong
Bình thường
đường khí (ĐK) > đường xương (ĐX) (30s > 20s)
Ở trên chỉ
mới là phần nhập đề, bây giờ chúng ta đi vào cách thực hiện và phân tích 2
nghiệm pháp này
NGHIỆM PHÁP
WEBER
Cách thực
hiện:
Đặt âm thoa
đang rung động lên đường giữa hộp sọ bệnh nhân.
Bảo bệnh nhân
chú ý và cho biết nghe rõ hơn ở tai phải hoặc tai trái, hoặc hai tai bằng nhau,
hoặc không phân biệt được (vì mục đích bài viết ở đây mình chỉ phân tích trường
hợp nghe rõ hơn ở một tai bên phải hoặc bên trái)
Phân tích:
Khi đặt âm
thoa đang rung động lên đường giữa hộp sọ bệnh nhân thì sóng âm sẽ dẫn truyền
theo đường xương 2 bên để đến tai trong.
Do đó, giả sử
tai phải bị nghe kém dẫn truyền thì lúc này tai phải sẽ tiếp nhận dẫn truyền
đường xương tốt so với tai trái vì tai
phải không bị đường khí lấn át -->
tai phải bệnh nghe rõ hơn tai trái không bệnh (bệnh ở trường hợp này là nghe
kém dẫn truyền). Trường hợp 2, giả sử tai phải bị nghe kém tiếp nhận thì sẽ
hoàn toàn không nghe được nên tai trái không bệnh sẽ nghe rõ hơn
Kết luận:
- Nghe rõ ở
tai bệnh: nghe kém dẫn truyền
- Nghe rõ ở
tai lành: nghe kém tiếp nhận ở tai đối diện
NGHIỆM PHÁP
RINNE
Cách thực
hiện:
Gõ âm thoa
rung và đặt cán lên xương chũm (đánh giá đường xương), khi bệnh nhân hết nghe
đưa âm thoa trước lỗ tai (đánh giá đường khí)
- Nếu bệnh
nhân còn nghe thấy: ĐK > ĐX --> Rinne (+)
- Nếu bệnh
nhân không nghe thấy: ĐK < ĐX --> Rinne (-)
Phân tích:
Giả sử tai
phải bị nghe kém tiếp nhận. Vì cả ĐK và ĐX đi theo 2 con đường khác nhau để đến
tai trong cho nên những tổn thương từ tai trong trở vào nó sẽ chẳng ảnh hưởng
gì đến đường đi của ĐK và ĐX nên thời gian của 2 quá trình vẫn theo sinh lý
bình thường là ĐK > ĐX
Giả sử tai
phải bị nghe kém dẫn truyền hay nói cách khác ĐK bị ảnh hưởng và dĩ nhiên lúc
này ĐK < ĐX
Kết luận:
- ĐK > ĐX
(Rinne +): nghe kém tiếp nhận hoặc bình thường
- ĐK < ĐX
(Rinne -): nghe kém dẫn truyền
Bảng tóm tắt:
No comments:
Post a Comment